Theo ông Spitzner của học viện mạng SANS được đăng trên trang blog Kaspersky, trẻ em sống trong thế giới số phải đối mặt với 3 loại mối đe dọa:
(1) Người lạ: săn mồi, tống tiền tình dục, lừa đảo;
(2) Bạn bè: bạo lực mạng, chơi khăm, tống tiền tình dục;
(3) Bản thân: chia sẻ quá nhiều, nhắn tin khiêu dâm, bắt nạt, tải xuống/chia sẻ nội dung bất hợp pháp.
Ngoài ra, thế hệ Gen Z (11 - 26 tuổi) chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân. Gen Z có hiểu biết về bảo mật trực tuyến nhưng lại dễ bị lừa đảo. Khoảng 55% người tham gia khảo sát thừa nhận đã đưa thông tin cá nhân của họ như tên, ngày sinh và địa điểm lên mạng xã hội. 72% trong số họ không thể xác định được các vụ lừa đảo và 26% thú nhận đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo.
Với nghiên cứu Disrupting Harm 2022 của UNICEF, ECPAT và Interpol cho thấy trẻ em Việt Nam có kiến thức về an toàn mạng nhưng chỉ 36% biết cách bảo vệ mình, và 1% trẻ em 12 - 17 tuổi bị xâm hại qua mạng.
Từ góc độ bảo mật, không quan trọng nạn nhân đang 6 hay 56 tuổi và trẻ em trong thời đại này luôn có nguy cơ trẻ bị người lạ dụ dỗ, bị bắt nạt trên mạng và thậm chí bị đánh cắp thông tin cá nhân ở trường học.
Sau đây là 6 biện pháp giúp trẻ em có thể thích nghi và an toàn trong thế giới số, các bậc phụ huynh có thể tham khảo áp dụng:
1. Nói chuyện thường xuyên với con:
Kaspersky khảo sát 8.793 phụ huynh có con từ 7-12 tuổi thì trong đó 58% chưa dành 30 phút nói về an toàn mạng với con. Nghiên cứu cho thấy phụ huynh cần khuyến khích con chia sẻ về mặt tích cực và tiêu cực mà các em gặp phải trên mạng. Điều này giúp con an toàn, ứng xử thông minh hơn trên mạng.
2. Cập nhật kiến thức cho bản thân:
Hãy cập nhật xu hướng, trò chơi, kênh mới nổi để hiểu cách chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động trực tuyến của con.
3. Xây dựng bầu không khí cởi mở, thoải mái:
Để có thể dễ dàng nhận biết khi con có dấu hiệu khó chịu, bị bắt nạt, phụ huynh cần tạo bầu không khí cởi mở, sự tin tưởng từ các con.
4. Đặt quy tắc cơ bản:
Đặt quy tắc cơ bản phù hợp với lứa tuổi của con về những gì được làm và không được phép làm trên mạng. Đồng thời, phụ huynh hãy giải thích vì sao các quy tắc này cần được áp dụng.
5. Sử dụng các tài nguyên có sẵn:
Phụ huynh không thể ở cạnh con 24/7 cũng như không thể theo dõi xuyên suốt các hoạt động trực tuyến của con. Thay vào đó, một biện pháp hiệu quả là sử dụng phần mềm bảo vệ trẻ trực tuyến. Một trong những sản phẩm được yêu thích nhất hiện nay là Kaspersky Safe Kids, ứng dụng giúp tạo màng lọc nội dung trên mạng, giới hạn thời gian sử dụng thiết bị và xác định vị trí của trẻ.
6. Yêu cầu giúp đỡ:
Và sau cùng, hãy lựa chọn những gì phù hợp nhất với gia đình của mình, nếu một tình huống có vẻ ngoài tầm kiểm soát, phụ huynh hãy nhớ rằng vẫn luôn có sự giúp đỡ từ các chuyên gia, và các cơ quan chức năng địa phương.
___
VTC Telecom - Vươn tới tầm cao
Địa chỉ: 750 (Lầu 3) Điện Biên Phủ, phường 11, Quận 10, TP. HCM
Liên hệ: m.me/vtctelecomjsc
CSKH: fb.com/groups/vtctelecom
Hotline: 028.38.33.11.06